Với kế hoạch xây dựng đô thị trung tâm phía Bắc của tỉnh, thị xã Điện Bàn hội tụ đầy đủ yếu tố cần thiết để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Từ giai đoạn 2020 – 2025 thị xã Điện bàn ưu tiên nguồn lực nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, định hướng phát triển với vai trò là trung tâm kết nối giữa Nam Đà Nẵng và Bắc Hội An, hỗ trợ cụm đô thị động lực kinh tế trọng điểm miền Trung.

Định hướng kế hoạch dài hạn theo quy hoạch chung khi xây dựng thị xã Điện Bàn giai đoạn hiện tại đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, sẽ đặc biệt chú trọng việc kết nối với chuỗi đô thị trong vùng, kết nối Đông – Tây, thiết lập hành lang xanh, tạo đột phá cho dòng sông Cổ Cò. Theo đồ án, phía Đông phát triển kinh tế – du lịch – dịch vụ – sinh thái biển với trọng tâm là các đô thị sầm uất dọc 2 bên bờ sông Cổ Cò, tạo ra giá trị kinh tế cao. Phía Tây sẽ phát triển khu công nghiệp nhẹ và các khu đô thị sinh thái kinh tế tài chính dịch vụ. Song song với đó là đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển các dự án dân cư thương mại, quy hoạch các công viên chuyên đề, quy hoạch sử dụng đất giai đến năm 2030.

Thời gian qua, Quảng Nam và Đà Nẵng đã nỗ lực nạo vét sông Cổ Cò với chiều dài 28km, kể từ khi dòng sông này đi vào khơi thông đã xuất hiện làn sóng đầu tư ồ ạt với các chuỗi dự án lớn dàn trải từ địa phận Đà Nẵng đến Hội An, hướng dòng chảy Cổ Cò trở thành sông Hàn – dòng sông ánh sáng của Đà Nẵng thứ hai tại Quảng Nam. Thế nên, chính quyền tỉnh đang gấp rút triển khai nhanh dự án nạo vét sông Cổ Cò và đầu tư xây dựng hàng loạt cây cầu bắc qua sông, giúp kết nối giao thông đường bộ lẫn đường thủy, hoàn chỉnh hạ tầng giao thông từ các khu dân cư, khu đô thị tương lai ven dòng sông Cổ Cò ra biển Đông.
Cụ thể, ngày 29/04 vừa qua cầu Ông Điền, bắc qua sông Cổ Cò chính thức thông xe kỹ thuật. Kết nối với đường ven biển ĐT603B, cầu Cẩm Kim trên quốc lộ 14H sẽ hình thành trục chiến lược và là vành đai hạ tầng giao thông hoàn chỉnh phía bắc Hội An tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, góp phần thúc đẩy phát triển và phục hồi kinh tế, làm tăng chuỗi giá trị của khu vực trong thương mại, đầu tư, phát triển du lịch.

Nắm bắt được đường hướng cũng như chiến lược phát triển tiềm năng tương lai của khu vực miền Trung và thị xã Điện Bàn nói riêng, chủ đầu tư An Dương Group đã triển khai dự án Indochina Riverside Complex dựa theo hướng phát triển của địa phương. Hơn thế trong bản quy hoạch của dự án tích hợp thiết kế và xây dựng trung tâm hành chính – định hướng nơi đây sẽ trở thành trung tâm hành chính mới toàn khu vực.
Đáng chú ý, dự án Indochina Riverside Complex tọa lạc ngay vị trí cận dòng sông Cổ Cò nên hưởng trọn mọi “đặc quyền ưu tiên” từ quy hoạch đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông của chính quyền khu vực. Lại còn nắm giữ các nút giao thông quan trọng với trục đường 33m thông tuyến đến các siêu dự án tương lai của khu vực. Liên kết các tổ hợp vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp nổi danh điển hình như Công viên chuyên đề Cổ Cò, Công viên Ấn Tượng Hội An, Vin Wonder, Montgomerie Golf Links Đà Nẵng… tạo nên một mạch kinh tế & du lịch nhất quán trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội vùng.


Từ những yếu tố trên, có thể định hình Indochina Riverside Complex là dự án có khả năng tạo nên sự bức tốc kinh tế khu vực Bắc Hội An – Nam Đà Nẵng và cũng là “hồng tâm” phát triển của chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò trong tương lai cận.
Thái Trang
Hưng Phát