HƯỚNG ĐI NÀO CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN? SẼ PHỤC HỒI VÀ TĂNG TRƯỞNG MẠNH TRONG NĂM 2022 CHỨ?

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong bối cảnh lạm phát hiện nay, bất động sản được xem là kênh đầu tư ưa thích. Dòng tiền trú ẩn chủ yếu có thể chảy về bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, phân hóa mạnh trên thị trường chứng khoán, dè dặt đổ vào vàng, tiền số trong khi tiết kiệm ngân hàng vẫn giữ được chỗ đứng.

Ngày 11/3 giá xăng Việt Nam đã tăng lên mức gần 30.000 đồng/lít, đánh đáu kỳ tăng giá kỷ lục của mặt hàng này từ trước đến nay. Mặc dù liên bộ Công Thương – Tài Chính đã chi 750 – 1.000 đồng từ Quỹ bình ổn xăng đầu cho mỗi lít xăng và 1.500 đồng cho mỗi lít dầu diesel. Thực tế hiện nay, chi phí xăng, gas, nguyên vật liệu… đồng loạt tăng sốc đang gây áp lực lớn đến các khoảng chi tiêu cho xã hội và cả giới đầu tư tài chính. Trong bối cảnh bất ổn thị trường chung chính là một trong những dấu hiệu cho thấy lạm phát tăng.

Trên thế giới lạm phát tăng mạnh cùng bão giá hàng hóa đang khiến nhà đầu tư thấp thỏm lo lắng rút  khỏi các kênh đầu tư rủi ro cao như chứng khoán, tiền số và tìm đến các kênh trú ấn an toàn như vàng, trái phiếu, bảo hiểm, tiết kiệm. Đó là lý do tại sao thời gian qua giá vàng tăng đột biến đến vậy, tính từ đầu năm đến nay giá vàng thế giới tăng 10% – Theo số liệu của “Hội Đồng Vàng Thế Giới” nhu cầu vàng vật chất đang ở mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua. Công ty Silver Bullion tại Singapore cho hay, doanh số bán vàng và bạc của công ty ông đã tăng 235% trong tuần đầu tiên sau khi Ngan tấn công Ukraine và vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Thị trường vàng thế giới và trong nước lũng đoạn – nhiều bất cập

Tuy nhiên, tại Việt Nam giá vàng chêch lệch quá lớn với giá thế giới, khiến nhà đầu tư vàng lỗ nặng trong giai đoạn vừa qua. Việc thiếu liên thông với thị trường thế giới khiến vàng trở thành kênh đầu tư rủi ro, không được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng.

Trong khi đó, ở Việt Nam dòng tiền dường như ưa thích trú ẩn vào bất động sản. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2022 dòng tiền sẽ tiếp tục tăng mạnh vào bất động sản, bất chấp lạm phát tăng, chủ yếu vẫn là thị trường đầu cơ. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư lo lắng chốt lời chứng khoán và đổ tiền sang bất động sản.

Cùng chung nhận định này, ông Phạm Anh Khôi Tổng giám đốc Công Ty Du Lịch tài chính bất động sản (FINA) cũng cho rằng bất động sản có mối tương quan với lạm phát, thường tăng giá theo lạm phát và được nhà đầu tư coi là kênh trú ẩn an toàn. Đăch biệt, Chính Phủ đẩy mạnh đầu tư công với gói hỗ trợ kinh tế 350.000 tỷ đồng sắp được triển khai, trong đó có gần 114.000 tỷ đồng tập trung rót vào kết cấu hạ tầng càng hỗ trợ cho sự tăng trưởng của thị trường bất động sản.

Gói hỗ trợ kinh tế 350.000 tỷ đồng từ Chính Phủ sắp được triển khai!

Cuộc đổ bộ mạnh mẻ của kênh đầu tư bất động sản trong năm 2022

Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên do Tạp chí điện tử BĐS Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam (VIRES) tổ chức, TS. Nguyễn Văn Đính phó chủ tịch Hiệp Hội Bất Động Sản Việt Nam, chủ tịch Hội Môi Giới Bất Động Sản Việt Nam thông tin, ngay từ đầu năm 2022 mặc dù diễn biến dịch phức tạp nhưng các giao dịch bất động sản vẫn rất sôi động.

Các chuyên gia cũng chỉ ra nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản 2022. Theo ông Nguyễn Đỗ Dũng Tổng Giám Đốc enCity, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ có 4 cơ hội minh chứng cho đà tăng trưởng trong tương lai như sau:

Thứ nhất bất động sản công nghiệp vẫn đang nóng trên thị trường Việt Nam. Đây là xu hướng lâu dài do có sự chuyển dịch từ Trung Quốc và cơ sở hạ tầng Việt Nam đang ngày càng phát triển, lực lượng lao động dồi dào.

Thứ hai đầu tư công nghệ về hạ tầng giao thông như vành đai 4, vành đai 3 sẽ có tác động rất lớn đến thị trường bất động sản.

Thứ ba đây không chỉ là vấn đề an toàn, mà còn là bộ mặt đô thị. Đại dịch và đầu tư công kích thích đô thị hóa vùng ven hay các khu vực ngoại ô thành phố. Như vậy chúng ta đang có các quỹ đất ngay bên cạnh các thành phố lớn.

Thứ tư đại dịch tạo nên nhu cầu sống xanh, số liệu thống kê 61% người có nhu cầu sống gần không gian xanh và có sân vườn, 45% muốn chuyển ra ngoại ô và các khu vực ít động đúc hơn.

Dự đoán ngôi vương thị trường “nhiệm kỳ” tiếp theo.

BĐS đã vươn lên vị trí thứ 2 trong số 15 ngành đón dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tháng 1/2022. Từ thứ hạng thứ 3 bất động sản tăng 1 bậc nhờ thu hút dòng vốn FDI hơn 472 triệu USD trong tháng 1, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 22,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký.

Theo ông Sử Ngọc Khương Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, nhưng bất động sản nhà ở vẫn có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tại các tỉnh thành phố lớn. Trong năm qua bất động sản tăng 30 – 40% ở hầu hết phân khúc.

Nhà đầu tư có xu hướng mở rộng tài sản đầu tư là quỹ đất ở các thành phố vệ tinh xung quanh Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM và Nha Trang. Quỹ đất lớn là yếu tố mà họ rất quan tâm để mở rộng khu đô thị sau này, đặc biệt là dọc theo những tuyến đường của các thành phố có đường bờ biển dài.

“Việt Nam có dân số gần 100 triệu, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong nhiều năm qua ở mức xấp xỉ 6-7%. Đây là cơ hội mà nhà đầu tư trong và ngoài nước không thể bỏ qua để đáp ứng như cầu nhà ở cho người dân” ông Khương nói.

Bất Động Sản tiếp tục là kênh “trú ẩn” hàng đầu trong giới đầu tư tài chính

Ông Khương cũng lưu ý, đối với thị trường bất động sản Việt Nam, sau những đợt khủng hoảng về tài chính, kinh tế, dịch bệnh thì dường như sức nén về đầu tư sẽ được bung ra. Trong năm 2022 – 2023 chứng khoán và bất động sản nhà ở sẽ còn tăng trưởng mạnh.

Kể từ đầu năm 2020 số lượng dự án bất động sản mới được ra mắt trên thị trường cả nước trở nên khan hiếm. Nhiều kênh đầu tư ngắn hạn đem lại lợi nhuận cao cho không ít các nhà đầu tư và với quan điểm phân bổ rủi ro tài chính, sau khi chốt lời, bất động sản luôn được lựa chọn là một kênh đầu tư “trú ẩn” an toàn và hiệu quả.

 

 

Thái Trang

Thông tin từ các thời báo kinh tế – tài chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *